Văn khấn miếu lễ Thần Thành Hoàng chuẩn nhất

18/07/2020 10:07:28 | 816 lượt xem

Theo nếp xưa, dân gian Việt Nam thường đi lễ Thần Thành Hoàng tại miếu, đền, đình, phủ. Mọi người thường chuẩn bị lễ vật tùy tâm và bài văn khấn miếu lễ Thần để bài tỏ tấm lòng thành. Cùng chiemtinhhoc.net tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé.

Ý nghĩa văn khấn miếu lễ thần thành hoàng

Theo quan niệm truyền thống người Việt, các vị thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.

Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.

Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các vị Thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…

Sắm lễ dâng thần thành hoàng

Tùy vào văn hóa từng vùng miền, vị thần Thành Hoàng được thờ tự vào miếu khác nhau mà lễ nghi cũng khác nhau. Khi đi đình, đền, miếu nào thì nên tham khảo người dân trước đình để sắm lễ cho phù hợp.

Xem thêm văn khấn Tết qua bài viết: Bài văn khấn mùng 1 Tết – Cúng thần linh và gia tiên mùng 1 Tết.

Hạ lễ dâng tại Miều, Đền, Đình, Phủ

Sau khi nghi thức dâng lễ, khấn cầu ở các ban thờ kết thúc, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Sau khi tuần nhang đầu kết thúc, quý tín đồ có thể thắp thêm tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.

Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược,… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.

Văn khấn miếu lễ thần thành hoàng chuẩn nhất

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật! (Ba lạy)”

Con lạy chính phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương,

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần,

Con kính lạy ngài Kim Niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần,

Con kính lạy ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương,

Hương tử con là: …………

Ngụ tại: …………

Hôm nay là ngày …… tháng …… năm ……

Hương tử con đến nơi …… thành tâm kính lễ.

Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật! (Ba lạy)

Xem thêm bài văn khấn ông Công ông Táo và nghi lễ tổ chức qua bài viết: Bài Văn khấn Ông Công – Ông Táo 23 tháng Chạp Âm lịch.

BÌNH LUẬN: