Văn khấn tại đền cô bé Thoải Cung theo chuẩn văn hóa đạo Mẫu Việt Nam

18/07/2020 09:07:36 | 982 lượt xem

Cô bé Thoải Cung ngự dưới tòa Thoải Cung. Cô xinh đẹp, tài giỏi, nắm quyền phép hô mưa gọi gió trong tay, được mọi người kính trọng. Cùng chiemtinhhoc.net tìm hiểu kỹ hơn về văn khấn tại đền và thần tích của cô qua bài viết sau đây nhé.

Văn hóa tứ phủ cộng đồng là gì

Tứ phủ công đồng hay văn hóa đạo Mâu Tứ phủ là một khái niệm có từ lâu đời, liên quan tới nền văn hóa thờ Mẫu ở Việt Nam. Tứ phủ công đồng thường bao gồm:

Văn khấn tại đền cô bé Thoải Cung theo chuẩn văn hóa đạo Mẫu Việt Nam

  • Thiên phủ (ở miền trời): Mẫu đệ nhất (hay còn gọi là Mẫu Thượng Thiên) cai quản bầu trời. Người quyền năng, tài phép, cai quản mọi hiện tượng của Thiên giới như mây mưa, gió bão, sấm chớp.
  • Nhạc phủ (ở miền rừng núi): mẫu đệ nhị (hay còn gọi là Mẫu Thượng Ngàn) trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh.
  • Thuỷ phủ (ở miền sông nước): Mẫu đệ tam (hay còn gọi là Mẫu Thoải) cai trị các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp.
  • Địa phủ (ở miền đất): Cai quản miền đất này là Mẫu đệ tứ (hay còn gọi là Mẫu Địa). Người cai quản toàn bộ chốn đất đai, nơi được xem là nguồn gốc của sự sống.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là chỉ việc tôn thờ các vịnữ thần, thờ mẫu thần. Văn hóa thờ mẫu tam phủ, tứ phủ xuất hiện khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tất cả đều chỉ việc tôn thờ các vị nữ thần. Tuy nhiên giữa việc thờ tự nữ thần, mẫu thần, mẫu tam, phủ tứ phủ không hoàn toàn đồng nhất. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam nguồn gốc là tín ngưỡng bản địa, nhưng lại lai tạo với nền văn hóa giáo pháo, tín ngưỡng khác, lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở cho con người. Tín ngưỡng đó đã được giới tính hóa, đều mang khuôn hình của người mẹ. Đây chính là nơi người phụ nữ phong kiến Việt Nam gửi gắm sự giải thoát phân biệt giới tính, giai cấp, ràng buộc của xã hội Nho giáo xưa.

Thần tích cô bé Thoải

Cô Bé Thoải Cung ngự dưới tòa Thoải Phủ. Khi ngự về giá đồng, cô chỉ tráng bóng chứ ko mở khăn. Cô đứng thứ 12 trong hàng tứ phủ thánh cô.

Văn khấn tại đền cô bé Thoải Cung theo chuẩn văn hóa đạo Mẫu Việt Nam

Tương truyền Cô Bé Thoải Cung rất xinh đẹp, tài giỏi, có thể hô mưa gọi gió,…. Thần tích về cô hiện chưa sưu tầm được và cũng rõ những nơi nào thờ cô.

Văn khấn tại đền Cô Bé Thoải cung theo chuẩn văn hóa đạo mẫu Việt Nam

“Non xanh nước biếc một mầu

Chiêu chuyền khắp hết long lâu thoải tề

Mênh mông một giaỉ giang khê

Trung linh giục tú bốn bề thấp cao

Đoan hùng nước chẩy thác gieo

Lô xô đá mọc thấp cao mấy từng

Đồn vui náo nức tưng bừng

Cam Giang cảnh ấy xem bằng động tiên

Lầu chuông gác tróng đôi bên

Trông ra lại thấy có người kinh đô

Khen ai khéo họa nghiã đồ

Vơí sông nhị thủy trên Chùa Bát Tiên

Thuyền bè suôi ngược các miền

Giữa dòng bích thủy lên trên có lầu

Chúa tiên gía ngự long lâu

Trung linh giục tú phép màu nguy nga

Cô Bé Thoải theo hầu hạ

Gương soi phấn điểm nết na ra vào

Gót sen đủng đỉnh thấp cao

Khi ra Bạch Hạc lúc vào Hàn Sơn

Cô Bé so bề tài sắc ai hơn

Quyền Cô cai quản giang sơn thoải tề

Cô Bé Chèo Thuyền

Lênh đênh một chiếc thuyền rồng

Êm trời Cô bẻ lái

Lúc sóng to Cô cầm chèo

Lên tiếng hò khoan

Một mình Cô

Mộ chiếc thuyền rồng

Cô chèo đi các động

Qua con sông Lục Đầu

Ấy đền thờ Cô

Thờ Tứ Vị Vua Bà

Cô rừng chèo ở đấy

Xướng ca vài ngày

Chèo các mọi nơi

Cô chèo ra bến

Tới bến Ninh Giang

Đò dọc đò ngang

Đò chèo cho tróng

Tới bến Phủ Giầy

Mùng ba Tháng ba

Cô đi trẩy hội

Chèo các mọi nơi

Chèo lên trên bờ

Lệnh Cô Bé truyền

Nam bắc dông tây

Bóng thoi giáng thuyền

Gập ghềnh chèo trơi

Cô quẩy lẵng hoa

Hái bông hoa mới

Gập ghềnh Cô chèo trơi

Cô về ngàn

Cô về dạo đền đây

Một chiếc thuyền rồng

Cô lại tới bến

Tới bến Cô ơi

Xin Cô gác maí

Gác mái Cô chèo bơi cô lên đền”.

BÌNH LUẬN: